Xuyên Nhanh: Nhật Ký Bảo Mẫu Của Nhất Ca

Chương 82: Chương 82: Bệnh Nữ Ăn Vạ (09)




Vì bệnh tình của Hạ An Di nên cha mẹ nguyên chủ chưa bao giờ đưa cô đến những nơi ồn ào như sân vận động để xem Hạ Dư đá bóng. Họ sợ sự kích động, hồi hộp khi theo dõi trận đấu sẽ khiến cho cô phát bệnh.

Đó là lý do mà Hạ Dư trả lời thay cho Thập Nhất, cậu biết như vậy nhưng vẫn không thể ngăn cản nổi buồn đang dâng lên trong lòng mình.

Ông Hạ bởi vì bận bịu, lại có thành kiến với sở thích đá bóng của cậu nên số lần ông đến xem trận đấu hoàn toàn không quá con số hai.

Cậu đã quen với việc mỗi lần trên sân cỏ nhìn xuống khán đài sẽ chỉ thấy hình ảnh bà Hạ ngồi một mình và đang tập trung với chiếc điện thoại.

Nhìn dòng chữ “Lose” hiện trên màn hình, cậu đứng dậy muốn rời khỏi đây nhưng lại nghe thấy giọng nói phát ra từ bên cạnh: “Thời gian, địa điểm trận đấu thế nào?”

Hạ Dư bị bất ngờ, nhìn sang Thập Nhất với ánh mắt kinh ngạc:

“Sao ạ?”

“Tôi cũng muốn xem thử cậu đá bóng có dở tệ như đánh nhau không.”

“Em… đánh nhau cũng đâu dở đến mức đó.”

Hạ Dư bối rối ngồi xuống lại ghế, ý định bỏ đi đã bay mất hút ra khỏi đầu.

Cậu lén lút liếc sang màn hình máy tính của Thập Nhất, muốn nhìn xem tình hình tập chơi của cô thế nào rồi. Ai dè lại bị hình ảnh máu me dọa cho té ghế.

“Chị… Sao chị lại ngồi nét rồi xem mấy thứ kinh dị như vậy?”

Thập Nhất tay cầm túi ăn vặt là bịch nho khô, miệng nhai nhai, mắt vẫn không rời khỏi màn hình.

“Xem cái này vui hơn. Trò chơi kia chơi một lúc đã thấy chán rồi.”

Hạ Dư muốn méo mặt, phim kinh dị như vậy thì có gì vui hả? Chị của cậu phải chăng bị bệnh lâu ngày nên đầu cũng có vấn đề rồi?

“Chị à, từ khi nào chị có sở thích “đặc biệt” này thế?”

Thập Nhất trong lòng thầm nghĩ, là từ khi đến thế giới này, nhàn rỗi đến không biết làm gì, cô mới lân la tìm kiếm phim ảnh giết thời gian. Nhưng mà mấy bộ phim tình cảm nam nữ kia cô đã xem quá nhiều khi còn làm Nghiên Nhi rồi. Một bộ phim đoán được kết cục thì còn gì là hay nữa?

Lúc ấy cũng là lúc cô biết đến thể loại phim kinh dị này, cô xem nó không phải vì thích mà là để học tập.

So với những gì cô đã nhìn thấy thì mấy con ma trong phim có vẻ bắt mắt hơn rất nhiều.

Nghĩ lại đám quỷ nham nhở của sư phụ liền thấy chán nản. Cô định bụng khi nào trở về sẽ hóa trang cho bọn nó thành giống như vậy rồi dắt chúng đi hù đám sư huynh vô dụng kia.

Nhưng Thập Nhất đâu thể nói suy nghĩ thật trong lòng của mình cho cậu nhóc con người này, chỉ đành bịa qua loa một lý do rồi tiếp tục việc xem phim của mình.

Thập Nhất không biết rằng, trong thời gian cô cúp học này, lại đang có một tin đồn bắt đầu được đồn thổi trong lớp học. Tin đồn ấy dần dần lan rộng ra các lớp khác, ngành khác, và cuối cùng là lên tận diễn đàn của trường học.

Vì thế mà hôm nay, cô đặc biệt cảm nhận được ánh mắt của mọi người tập trung vào mình từ khi bước xuống xe đi vào cổng trường.

“An Di, cậu đã xem bài viết trên diễn đàn chưa?”

Tâm Đan cầm chiếc điện thoại của mình đưa tới trước mặt cô, trên đó là bài viết ẩn danh nói rằng việc Hạ An Di hàng ngày có xe sang đưa đón và sử dụng đồ hiệu thực chất đều là do được bao nuôi bởi một ông già 50 tuổi.

Bài viết này hoàn toàn chỉ là lời kể của một người giấu tên mà không có bất kỳ bằng chứng nào, nhưng chừng đó đủ để người khác phải bàn tán ra vào về cô.

“Tớ biết chắc là ai làm chuyện này rồi.” Tâm Đan lớn tiếng tức giận.

Gần đây An Di chỉ có mâu thuẫn với Ngô Nhã Kỳ, cô ta lại là người có quan hệ, nên mới dễ dàng đăng bài viết nặc danh lên diễn đàn như vậy.

“Không được. Tớ phải đi đối chất với cô ta.”

“Cậu có bằng chứng không?” Thập Nhất lên tiếng hỏi nữ chính đang hùng hổ đứng dậy.

“Cậu có đi hỏi cô ta cũng không nhận, lại còn tạo cơ hội cho cô ta diễn vai người bị hại. Ngồi xuống đi.”

“Vậy cậu định để yên cho cô ta hả?”

“Không biết nữa. Nhưng mà giờ tớ đang hơi tức giận.”

“Haizz… Cậu đừng để ý mấy bình luận bên dưới, đám người đó đều là hùa vào hóng chuyện.”

“Không phải chuyện đó. Mà là chuyện này này. Nhìn xem, tớ mất 30 phút để xem nó, cuối cùng lại là người giả ma. Thật tốn thời gian.”

Thập Nhật vừa nói, vừa chỉ vào màn hình điện thoại trong cuốn sách của mình với thái độ tiếc nuối.

Nữ chính: Này, này, bây giờ mấy thứ phim ảnh kinh dị kia có phải là chuyện quan trọng không hả?

Tin tức bê bối của Hạ An Di không chỉ lan truyền trong sinh viên, mà còn đến tai của các giảng viên nữa. Nguyên chủ vốn là một sinh viên có thành tích tốt nhưng tính tình bình lặng nên không được nhiều giảng viên để ý, vậy mà bây giờ trùng hợp cô lại liên tục bị gọi tên lên để trả lời câu hỏi.

Người có học vấn cao sẽ không dùng những từ ngữ thô tục để nhục nhã người khác nhưng họ lại luôn có cách ẩn ý để mà dè bỉu đối phương.

Trong giờ học marketing, Thập Nhất nhận được câu hỏi tình huống thực tế về việc nếu bạn là chủ công ty thì sẽ hướng marketing của dòng sản phẩm trang sức đá quý tập trung vào độ tuổi nào.

Và đây là câu trả lời của cô: “Em sẽ chọn giới trẻ trong độ tuổi 18-25.”

“Em Hạ An Di, đó là độ tuổi mà các cô gái vẫn chưa thể làm ra tiền nên sức mua vốn không cao. Ừm… không phải thanh niên nào cũng có sở thích vật chất như vậy. Mấy thứ đắt tiền lấp lánh chỉ là hào nhoáng bên ngoài, nó không làm cho bên trong người đó có giá trị hơn đâu. Em nên tập trung thời gian của mình vào việc học hơn là những việc râu ria phù phiếm. Ngồi xuống đi.”

Ai cũng biết là giảng viên này đang ý tứ nói đến cuộc sống cá nhân của cô với tin đồn bao nuôi kia.

Trong tiếng xì xào và cười khúc khích của sinh viên, Thập Nhất lại chẳng hề im lặng như tính cách của mình mà lên tiếng phản bác lại nhận định của giảng viên này.

“Thưa cô, sao câu trả lời của em lại là không đúng? Trang sức đá quý vốn là dành cho mọi đối tượng nhưng việc em tập trung cho giới thanh thiếu niên 18-25 là hoàn toàn có cơ sở.”

“Thứ nhất, Theo báo cáo của Q&Me, giới trẻ trong độ tuổi 18-25 hiện là nhóm đối tượng có sức mua lớn và có khả năng tạo xu hướng tại Việt Nam. Theo một nghiên cứu của Nielsen, nhóm người trẻ sẽ đạt 40 triệu người trong một thập niên tới và chi tiêu khoảng 100 tỷ đồng mỗi năm. Cho nên em không nghĩ đó là đối tượng có sức mua thấp như lời cô nói.”

“Thứ hai, khách hàng của nhóm này thường là những đối tượng yêu thích phụ kiện thời trang và thích khẳng định mình. Họ sẵn sàng tiều một số tiền lớn để mua được thứ đồ mà mình muốn.”

Dưới sự phản bác của Thập Nhất, người giảng viên cũng không chịu yếu thế:

“Ai cũng biết đối tượng 25-45 là những khách hàng có mức thu nhập và chi tiêu từ trung bình khá trở lên. Đứng ở góc nhìn của một nhà kinh doanh, em nói xem nhóm đối tượng 18-25 có thể đem lại lợi nhuận lớn hơn nhóm người trưởng thành này hay không?”

Sự thật đúng là như người giảng viên này nói, khi so sánh hai nhóm đối tượng khách hàng, ai cũng có thể nhìn thấy sự chênh lệch. Nhưng Thập Nhất vốn không có suy nghĩ một cách đơn giản như vậy.

“Trong nước ta hiện nay có PNJ và Doji là hai nhãn hàng đá quý tiên phong định vị sản phẩm của mình hướng tới đối tượng khách hàng từ 25–45. Nếu như em là một doanh nhân trẻ, tại sao em không chọn nhóm đối tượng khách hàng mới thay vì phải đấu với hai thương hiệu lớn kia? Kinh doanh vốn là công việc cần có sáng tạo, đột phá và mới lạ. Cô thật sự cho rằng em nên đi theo một lối mòn như các công ty lớn đó sao ạ?”

Câu hỏi của Thập Nhất thành công làm cho người giảng viên rơi vào thế bí. Nhìn gương mặt của cô ta liền biết đang rất tức giận và cả xấu hổ nữa.

“Có vẻ như em Hạ An Di đây cảm thấy kiến thức và đầu óc của mình đã đủ để làm một nhà kinh doanh giỏi rồi đấy nhỉ? Vậy thì từ nay em không cần thiết phải tham gia vào tiết học marketing này nữa đâu. Mời em ra ngoài.”

Thập Nhất: Cãi không được nên giờ lấy quyền lực giảng viên ra để chèn ép cô đúng không?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.