Thiên Hạ 2

Chương 169: Q.6 - Chương 169: Mới đến Bắc Đình






Năm Trinh Quán thứ mười bốn, Hầu Quân Tập (đại tướng phò trợ đắc lực của Lý Thế Dân) thảo phạt Cao Xương, tây Đột Quyết đóng quân ở phủ Đồ thành, cùng hưởng ứng với Cao Xương. Quân Đường xâm nhập Hãn Hải (chỉ cao nguyên Mông cổ và vùng đất rộng lớn phía tây của nó nay là bồn địa Dzungaria Tân Cương), đại bại Hồ binh, sau đó chiếm được Cao Xương, tháng tư năm Trinh Quán thứ hai mươi, tây Đột Quyết Diệp hộ Sa Bát La (Sa Bát La - Ishbara trước khi lên ngôi Khả Hãn đã từng nhậm chức Diệp hộ - tức một chức quan Đột Quyết chỉ đứng sau Khả Hãn và là bộ trưởng phân bộ trong một đại bộ tộc tương đương với Đại đô đốc của Đại Đường) A Sử Na Hạ Lỗ (Ashing Helu) an phận thủ thường dẫn mọi người quy thuận triều đình, nên đã được bố trí ở Đình Châu, năm Trường An thứ hai, sửa tên lại là Bắc Đình đô hộ phủ, từ Vĩnh Huy đến Thiên Bảo, Bắc Đình Tiết độ sứ quản lý trấn binh hai vạn người, việc thống lĩnh khiến cho Đột Kỵ Thi, Kiên Côn, Trảm Xuyết phải kinh sợ.

Thời đổi sao dời, Kiên Côn và Trảm Xuyết đã bị dân tộc Hồi Hột chinh phục, đột Kỵ Thi suy nhược, Cát La Lộc phất lên, trọng điểm phòng ngự của Bắc Đình tiết độ đã chuyển biến thành ba nơi Hồi Hột, Đột Kỵ Thi và Cát La Lộc, mặt khác còn có Sa Đà, Khương Hồ cùng với một số ít người Đột Quyết, ở Tây Châu còn có người Hồ Cao Xương.

Điểm khác biệt so với quân trấn An Tây chính là, Bắc Đình quản hạch ba châu Đình, Y, Tây ở phía dưới, đồng thời ở Đình Châu thiết lập Hãn Hải quân, ở Y Châu lập Y Ngô quân, ở Tây Châu lập Thiên Sơn quân, thống lĩnh hai vạn người, đông tới Tinh Tinh hiệp, tây tới Nguyệt Cung thành, bắc tới Côn Kiên, nam tới Tây Châu Đại Sa Hải, kéo dài qua ngàn dặm, thành lập bốn cấp thể chế phòng ngự gồm Thú bảo, Thú túc (Trạm gác), Thành, Quân.

Mặt khác, Bắc Đình người Hán đông đảo, từ đầu đời Đường, trong chặng đường quân Đường chinh phục Tây Vực, số lượng lớn người Hán có tinh thần mạo hiểm đã theo bước chân quân đội đi đến An Tây, bọn họ đầu tiên là đặt chân đến Bắc Đình, sau đó dần dần khuếch tán ra các nơi ở An Tây, nhưng Bắc Đình, nhất là nơi trù phú như Đình Châu, nó cuối cùng vẫn là nơi người Hán tập trung nhiều nhất, trải qua trăm năm phát triển, mặc dù An Tây trải qua mấy lần chuyển tay thăng trầm, nhưng số đông người Hán vẫn ở Bắc Đình bám rề thật sâu. Sau Khai Nguyên, cùng với việc xác lập cuối cùng của chế độ quân hộ, Bắc Đình và An Tây lại đón tiếp thêm một luồng người Hán di dân mới.

Lúc này, người Hán Bắc Đình đã có hơn mấy vạn người, họ mang đến kỹ thuật nông canh tiên tiến, kéo theo sự phát triển lớn về nông nghiệp của Bắc Đình, để tiện cho việc quản lý, triều đình đã thiết lập huyện chế Trung Nguyên ở Đình Châu, quản hạch ba huyện Kim Mãn. Phổ Loại, luân Đài, người Hán Bắc Đình trên cơ bản đều cư trú tại ba huyện này, đồng thời, nơi này cũng là nơi trung chuyển hàng hóa của Hồ thương Lĩnh Tây, trải qua hơn mười năm thống trị, nơi này buôn bán phồn vinh, sản vật dồi dào. Dân tộc hòa thuận, nhân dân an cư lạc nghiệp.

Trước mắt Bắc Đình tiết độ và Bắc Đình đô hộ cơ bản là hai hợp làm một, hữu tướng Lý Lâm Phổ kiêm nhiệm Bắc Đình Tiết độ sứ và cả Bắc Đình đô hộ, Lý Khánh An làm Đình Châu đô đốc, Bắc Đình tiết độ phó sứ. Phó đô hộ kiêm Bắc Đình tiết độ phủ Trường sử, và mang quan hàm Ngự sử Trung thừa, điều này có nghĩa là Lý Khánh An sẽ một mình ôm trọn đại quyền của quân chính Bắc Đình.

Mùng tám tháng ba năm Thiên Bảo thứ tám, Lý Khánh An dẫn hơn nghìn đoàn xe vật tư bôn ba năm nghìn bảy trăm dặm, trải qua gần năm mươi ngày, rầm rộ kéo đến Kim Mãn huyện nơi đặt Đô đốc phủ Đình Châu, nơi đây cũng là nơi tọa lạc Bắc Đình tiết độ phủ và Bắc Đình đô hộ phủ, cũng là nơi trú đóng của quân Hãn Hải Bắc Đình, đóng quân một vạn hai nghìn người, quân Hãn Hải là quân đội cốt lõi của Bắc Đình, cũng chính là nha quân trực thuộc của Lý Khánh An, hắn lấy thân phận Đô đốc Đình Châu thực lĩnh đoàn quân này.

Cách Kim Mãn huyện còn có hai mươi dặm, mười mấy quan viên văn võ của Bắc Đình Tiết độ sứ phủ đã đi ra nghênh đón, Lý Khánh An ở Y Châu đã từng bàn giao quân chức với Bắc Đình tiết độ phó sứ Lô Phụng, Lô Phụng đi nhậm chức xa ở An Đông đô hộ phủ, đem lệnh tiễn và đại ấn đều giao cho Lý Khánh An, điều này có nghĩa là hắn đã chính thức tiếp quản Bắc Đình.

Mười mấy tên quan viên dưới sự dẫn dắt của Bắc Đình phó đô hộ Dương Phụng Xa tiến đến nghênh đón Lý Khánh An. Dương Phụng Xa năm nay bốn mươi tuổi, trắng trẻo mập mạp bảo dưỡng rất tốt, hắn ở Kim Mãn huyện có một tòa nhà tốt nhất, ngoại thành có mười khoảnh thượng điền, trong nhà có một thê ba thiếp, một trai một gái, hắn đã cảm thấy mỹ mãn rồi. Phó đô hộ này của hắn đã làm được mười năm, hắn cũng không cầu tiến, không hy vọng triều đình điều hắn đi, cứ như thế năm này qua năm nọ ở mãi nơi Bắc Đình, trở thành vị quan lão làng có thâm niên cao nhất Bắc Đình.

Dương Phụng Xa bản lĩnh làm việc thì không có, nhưng bản lĩnh nói chuyện lại rất cao, hắn vừa thổi phồng vừa tâng bốc, miệng như sen nở, chỉ trong một chốc lát đã giới thiệu xong các quan viên văn võ của Bắc Đình.

“Vương Nghĩa Sơ này, binh mã phó sứ quân Hãn Hải, được xưng là Bắc Đình đệ nhất thương, năm đó số lượng người Đột Kỵ Thi đổ xuống dưới thương của hắn nhiều không đếm xuể, đương nhiên, người ta nói ở đây chính là đàn bà, ha! Ha!”

Vương Nghĩa Sơ là một tên to xác danh mặt đen như thang, người Biện Châu, nhóm dũng sĩ trường chinh đầu tiên, thoạt nhìn tính tình rất tốt, tuy rằng Dương Phụng Xa bôi bác hắn, hắn cũng chỉ là cười hắc hắc, tiến lên nửa quỳ thi một quân lễ với Lý Khánh An: “Ty chức Vương Nghĩa Sơ, tham kiến tướng quân!”

“Vương tướng quân miễn lễ.”

Lý Khánh An mặt lạnh không nói cười, trên mặt từ lúc đầu đến giờ vẫn chẳng có tí nụ cười nào, làm cho Dương Phụng Xa nhìn không thấu suy nghĩ của vị tân nhiệm tiết độ phó sứ này, trong lòng như gợi lên hồi trống nhỏ, cũng không dám bông đùa nữa, lại giới thiệu một vị quan văn dáng người ốm dài khác: “Vị này là Trần Trung Hòa, người Trường An, tiến sĩ năm Khai Nguyên hai mươi bảy, hiện đang nhậm chức Kim Mãn huyện Huyện lệnh, ở Kim Mãn huyện làm Huyện lệnh bốn năm. quản Lý Kim Mãn huyện đến mức không nhặt của rơi trên đường, đêm không cần đóng cửa, bất luận là dân chúng người Hồ và người Hán đều vô cùng kính ngưỡng hắn.”

Trần Trung Hòa tiến lên khom người thi lễ nói: “Ty chức tham kiến Lý sứ quân!”

“Trần huyện lệnh không cần đa lễ, về sau mong rằng chiếu cố nhiều hơn.”

Dương Phụng Xa lần lượt từng người giới thiệu hết mười mấy vị quan viên, Lý Khánh An nhìn lướt qua, nhưng lại không thấy một Phó đô hộ khác, liền hỏi nói: “Trình đô hộ đâu, tại sao lại không thấy mặt ngài?”

Có thể nói là oan gia ngõ hẹp, Lý Khánh An thăng chức Bắc Đình tiết độ phó sứ, An Tây Trình Thiên Lý cũng đồng thời điều nhiệm Bắc Đình phó đô hộ, hai người không ngờ lại trở thành đồng nghiệp, hơn nữa Lý Khánh An cũng kiêm nhiệm Bắc Đình phó đô hộ, ở một mức độ nào đó bọn họ cùng cấp với nhau.

Ở đây cũng phải nói thêm vài câu, Bắc Đình Tiết độ sứ và Bắc Đình đô hộ tuy rằng kiêm nhiệm cho nhau, nhưng trên thực tế chúng vẫn có nét khác biệt, bắc Đình Tiết độ sứ còn gọi là Y Tây Tiết độ sứ, thuộc loại quân chức, tương đương với tư lệnh quân khu biên cương đời sau, chủ yếu quản hạt trú quân của ba châu Đình, Y, Tây mà Đại Đường thực tế khống chế, cũng chính là quân Hãn Hải. quân Thiên Sơn. quân Y Ngô, cùng với Thủ túc, Thú bảo.v.v.., của địa phương khác.

Còn quản hạt của Bắc Đình đô hộ thì rộng lớn hơn nhiều, không chỉ bao gồm ba châu Bắc Đình, còn bao gồm các phủ châu ràng buộc ở phía bắc Thiên Sơn của các bộ tộc Đột Kỵ Thi, Cát La Lộc, Sa Đà, ví dụ như Song Hà đô đốc phủ, Lộc Châu đô đốc phủ, Đại Mạc đô đốc phủ, Sa Đà châu đô đốc phủ, Ưng Sa đô đốc phủ.v.v.., nhưng trên thực tế Đại Đường chỉ có quyền quản hạt trên danh nghĩa đối với các châu phú ràng buộc này, cho nên, nếu Bắc Đình đô hộ không kiêm nhiệm Tiết độ sứ, không có quyền lãnh binh, trên thực tế thì chỉ là một hư chức.

Lý Khánh An chính là song nhiệm, Tiết độ Phó sứ kiêm Phó đô hộ, điều này so với Trình Thiên Lý chỉ nhậm chức Phó đô hộ thì có hơn một quân quyền, cũng là một quyền lực mấu chốt nhất.

Không có thực quyền, làm cho Trình Thiên Lý buồn bực khôn xiết, hắn không tới nghênh đón Lý Khánh An.

Dương Phụng Xa vội vàng giải thích nói: “Trình đô hộ đã bị bệnh vài ngày, không thể tới nghênh đón Lý tướng quân, xin thứ lỗi!”

“Ta và Trình đô hộ là lão bằng hữu rồi, Trình huynh sinh bệnh, ta dĩ nhiên đi thăm huynh ấy, nhưng mấy ngày nay không rành, ngày khác mới đi sau.”

Hắn xoay người lên ngựa, chắp tay nói với quan viên văn võ tới đón tiếp: “Các vị đồng liêu, về sau mọi người đã phải cùng nhau cộng sự rồi, Lý Khánh An ta không có lời nói dư thừa, chỉ nói với mọi người một câu, mọi thứ theo quy tắc mà làm việc, mọi người cứ việc yên tâm, ta trước giờ đều là nhìn việc không nhìn người, được rồi, bây giờ có thể trở về rồi, ngày khác ta sẽ nói chuyện kỹ hơn với chư vị.”

Tuy rằng Bắc Đình Tiết độ sứ phủ là ở trong phạm vi quản hạt của Kim Mãn huyện, nhưng nó lại không ở trong huyện thành, mà là một tòa thành độc lập, cách huyện thành khoảng ba dặm, là một loại cổ thành hùng vĩ, tên là Bắc Đình thành, chia nội và ngoại thành, ngoại thành chu vi ba nghìn bước, nội thành chu vi hai ngàn bước, trong ngoài hai thành đều có sông đào bảo vệ thành, tòa thành dùng ngón lớn dựng nên, cao lớn chắc chắn, trên cánh đồng hoang hình thành một tòa thành sừng sững dễ thủ khó công.

Bên trong thành Bắc Đình có hai ngàn quân trú đóng, là thân binh vệ đội của Tiết độ sứ, nhưng không có quân hộ và nhà dân bình thường, mặt khác chung quanh tòa thành còn đóng quân hơn sáu ngàn người, toàn bộ Kim Mãn huyện đóng quân tám ngàn, tuyệt đại bộ phận quân hộ người Hán ở Bắc Đình đều tập trung trong nội thành Kim Mãn huyện, nơi này đâu đâu cũng là các đồng ruộng trồng thành dãy, thôn xóm người Hán nối đuôi nhau phân bố trên vùng đồng bằng. Kim Mãn Hà hình thành từ sự tan chảy của nước Thiên Sơn từ giữa chạy ngang qua, chảy vào Đình Hồ hơn mười dặm xa, nguồn nước đầy đủ, đất đai phì nhiêu, hình thành vùng châu thổ Bắc Đình, ba huyện Kim Mãn, luân Đài, Bồ Loại chính là ở ngay trên ba góc của vùng châu thổ, cũng làm cho nơi này trở thành vùng đất trù phú nhất của Bắc Đình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.