[Thập Niên 90] Một Chiêu Đệ Trọng Sinh

Chương 15: Chương 15: Mì cuộn ba màu (1)




Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Tống Chiêu Đệ không nhìn bà ta: “Hai mươi tệ hôm qua của con đâu? Con muốn mua một cái màn mới.”

Sau đó, Lý Quế Hương mới nhìn thấy con gái mình dùng gì để lau cửa sổ: “Chiếc màn vẫn còn tốt!”

“Tốt cái rắm!” Tống Chiêu Đệ ném cái giẻ rách đến trước mặt Lý Quế Hương: “Đây là tốt sao? Vậy sao mẹ không để mình với con trai mình dùng đi?”

Tống Đại Minh ngáp một cái, hỏi: “Mới sáng sớm mà ồn ào gì vậy?”

Lý Quế Hương thét chói tai: “Ông đến mà xem, con bé chết tiệt này cắt màn làm giẻ rách!”

Tống Chiêu Đệ lạnh lùng nói: “Dù sao con vất vả kiếm tiền như vậy, nếu hôm nay không đưa con tiền con sẽ không đi!”

Tống Đại Minh trừng mắt nhìn Lý Quế Hương, sau đó nhìn cô nói: “Sao lại không đi chứ! Một cái màn có năm tệ thôi, để mẹ con mua cho!” Hai mươi tệ mỗi ngày là nhiều, một chai rượu mỗi ngày cũng chỉ có ba đến năm tệ thôi.

Màn chống muỗi không đắt, nhưng nếu dùng số tiền đó chi cho con gái thì Lý Quế Hương vô cùng sốt ruột.

Bà ta lẩm bẩm không ngừng đến khi ăn sáng: “Đồ hư hỏng bị thiên lôi đánh xuống...”

Tống Chiêu Đệ cũng chỉ coi bà ta như đang tụng kinh, Tống Đại Minh bực bội đá bà ta dưới bàn: “Câm miệng!”

Lý Quế Hương mím môi, không dám nói thêm nữa.

Sau bữa tối, Tống Chiêu Đệ vứt hết quần áo trong rương xuống giường, cô định tìm vài bộ quần áo cũ để cắt, ghép thành rèm rồi làm mành treo giữa giường làm vách ngăn khi chị cả trở về. Cô đã quen sống một mình, rất cần sự riêng tư.

Cô không thể tìm thấy một vài thứ hữu ích trong đống quần áo này, vì vậy cô phải nhét một vài bộ quần áo xuân thu vào một chiếc túi vải.

Tới nhà cô hai, Văn Văn đã đi học, cô hai hỏi cô: “Cháu ăn chưa? Cô có để lại cho cháu một chén cơm chiên này.”

“Chờ lát nữa lên núi cháu ăn sau ạ. Cô, cô cho cháu mượn máy may chút với.”

Trẻ con cũng biết cái đẹp và cái xấu, cũng sẽ đua đòi. Tống Chiêu Đệ từ nhỏ đã nhặt áo cũ của người khác, vì để giữ chút thể diện, cô đã sớm học máy may để sửa quần áo cũ. Tất cả đều được cắt bằng miếng vải ghép rộng một tấc cùng màu, miếng dán ở khuỷu tay được cắt bằng vải vụn thành những ngôi sao và trái tim, được khâu thành vòng tròn, trông giống như những món đồ trang trí đặc biệt, không giống những miếng vá.

Kỹ năng này sau đó đã được nâng cấp. Con gái của cô nằm quanh năm và việc cởi quần áo và thay tã rất bất tiện. Tống Chiêu Đệ đã thay quần áo của cô bé sang loại có thể đóng mở từ bên hông. Cô hơi tiếc khi dùng tiền mua quần áo, vì vậy đều dùng quần áo cũ của người khác sửa lại.

Bây giờ, cô lật lại đống quần áo cũ trước mặt, lắc đầu, kiếp trước cô làm sao mà có thể sống kiểu đấy được vậy? Nhưng đó là kiếp trước, còn kiếp này cô sẽ không bao giờ sống như vậy nữa.

Chẳng lẽ cả đời này cô lại là người mặc đồ cũ của người khác? Chờ xem, chờ khi cô kiếm được tiền, nhất định sẽ mua rất nhiều quần áo mới.

Sau khi may rèm, vẫn còn sót lại một ít vải, Tống Chiêu Đệ lại nghĩ, ghép một vài mảnh vải vụn lại thành hình nan quạt và cắm những dải tre mỏng ở mép của hai vòng cung để làm giá đỡ. Đội nó trên đầu, đây là một chiếc mũ có vành to siêu tiện lợi. Hôm qua cô đổ mồ hôi nhiều đến nỗi vết thương trên đầu vẫn chưa lành hẳn, cũng không thể lấy mũ rơm che suốt được.

Cô hai vừa nhìn thấy chiếc mũ này đã đội thử: “Đẹp quá! Còn mát hơn mũ rơm nữa.”

“Cô, nếu cô thích thì để cháu làm cho cô một cái.”

Lúc này, hai cô cháu mới bắt tay làm thức ăn hôm nay bán.

Cả hai đã bàn bạc chuyện tối qua và hôm nay sẽ làm món cơm cuộn. Gạo làng Tống Lý vốn nổi tiếng từ lâu đời, dẻo thơm, có thể bảo quản được lâu hơn nếu làm bún, khi ăn được ngâm trước, cuốn với rau, bún, băm nhuyễn sau đó xối nước sốt, đúng là món ăn vặt của mùa hè.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.