Ngược Về Thời Lê Sơ

Chương 195: Chương 195: Khí Tài Mới Của Nam Việt




Ngày 2 tháng 9 âm lịch 1403, trời vào thu đã khá mát mẻ so với trước đó, giờ đây Nguyên Hãn đang đứng trên bục giảng của giảng đường thuộc Học Viện Hoàng gia Nam Việt. Đây là một khu phức hợp rộng 1,5 km vuông gồm tất cả các ngành nghề đều được đào tạo tại đây kể cả quân sự như khoa lục quân, và khoa hải quân. Giờ đây bục giảng là thuộc về khoa tự nhiên học, bên dưới có gần 100 học viên đa số già hơn Nguyên Hãn rất nhiều. Ngồi ở những bàn đầu tiên là các nhân vậy đầu não của Viện Khoa học hàn lâm Nam Việt và Cục khoa học quân sự Nam Việt với gần 50 nhà khoa học gốc Châu âu và cũng ngần nấy các nhà nghiên cứu gốc Việt tộc, Lê tộc cũng như Luzong không có thiên khiếu về chương mục này, còn các ngư dân Hán tộc Đài Loan hay là thôi đi. Buổi giảng này là chuyên sâu về quan hệ của từ tính và điện năng. Từ tính sinh ra điện năng và ngược lại. Từ một tháng trước khi phát hiện mỏ nam châm khổng lồ tại Luzong thì Nguyên Hãn đã chế ra một máy phát điện quay tay để chứng minh những lý thuyết trong hai tháng hắn giảng dạy lớp “mầm non” này. Đây là lớp cao cấp những tài liệu giảng dạy trong này là tuyệt mật, không có một tờ giấy nháp nào được lọt ra ngoài chứ đừng nói đến sách vở. Trong hai tháng qua công việc chính của Nguyên Hãn là giảng dạy, và giải đáp thắc mắc. Hắn gần như móc hết mọi trí nhớ của mình ra để viết giáo án về các môn học như. Toán,lý, hóa, sinh học... quân sự lục quân mà hắn học trong thời gian nghĩa vụ quân sự.

Thời gian dành cho bản thân hắn hai tháng này gần như là không có vì buổi sáng sẽ là lớp phổ thông, tức là đào tạo giáo viên cho các chương trình trước đại học phân làm ba năm bao gồm các kiến thức từ lớp 1 đến lớp 6 của hiện đại. Buổi chiều là lớp đào tạo các giảng viên đại học bao gồm kiến thức từ lớp 9 đến 12. Tất nhiên hắn đã lược bỏ khá nhiều những phần mà không thể thực hiện nổi trong thời điểm này của Nam Việt. Cuối cùng là buổi tối dành cho lớp cao cấp với những khoa học ứng dụng chuyên sâu. Đây là lớp tuyệt mật, chỉ những nhân vật được sàng lọc cẩn thận mới được tham gia, bởi lẽ những thứ này sẽ trở thành bí mật quốc gia.

Từ một tháng trước thì rotor đầu tiên dùng để phát điện xoay chiều đã được bắt đầu tiến hành chế tạo, thế nhưng đó chỉ là dòng điện cao thế có thể sinh ra nhưng không có mấy ứng dụng vào lúc này vì các động cơ điện chưa ra đời và cũng không thể sử dụng trực tiếp dòng điện cao thế này cho dù nó được thử nghiệm thành công chăng nữa.

Bài giảng ngày hôm nay quan trọng vì nó liên quan đến nguyên tắc chung để làm biến áp. Có nó rồi thì dòng điện được sản xuất ra mới có thể biến thành trung thế hay hạ thế ổn định để sử dụng.

Máy biến thế thật ra khá đơn giản, gồm một lõi thép có thể là chữ U hay O dùng để truyền cảm ứng điện từ. Mộ quận dây đồng sơ cấp sẽ quấn quanh một bên của lõi thép và dòng điện sẽ đi vào theo cuộn dây đồng này. Một cuộn dây đồng được quấn ở phía đối diện sẽ là quận dây thứ cấp và dòng điện sẽ đi ra từ đây. Sự chênh lệch về số vòng cuốn, kích thước day đồng của cả hai cuộn sẽ quyết định dòng điện bị hạ thế hay tăng thế theo định luật Faraday.

Khi có máy biến áp( biến thế) này thì Nguyên Hãn mới có thể dùng dòng điện ổn định đó đấu vào các cực than chì khổng lồ trong lò hồ quang mà hắn sẽ trình bày tại bài giảng sau.

Vô hình chung gần như tất cả các nhà khoa học tại Nam Việt đều là Học sinh của Nguyên Hãn, sau hai tháng giảng dạy thì số người gọi hắn là lão sư còn nhiều hơn gọi hắn là Vương Gia. Nguyên Hãn rất bất đắc dĩ vì trong đó toàn người lớn tuổi hơn hắn nhiều, thế nhưng ngăn cấm chẳng được vì ai cũng coi việc được gọi hắn là lão sư thì rất vinh quang.

Ngày 4 tháng 9 tại quân cảng Đài Loan hơn 50 chiến hạm của Nam Việt bất chợt xuất kích, sau hai tháng chuẩn bị khí tài thì đây là ngày Đông Kinh tiến hành tấn công quấy nhiễu Bắc Minh và giúp đỡ đồng minh thân cận tại Nam Triều Tiên và Nhật Bản. Phải nói lần xuất quân này người hạnh phúc nhất có lẽ là quốc quân của hai nước này, họ vẫn biết Nam Việt sẽ tham chiến thế nhưng cái tư vị chờ đợi thật là quá đau khổ đi. Nam Triều thì đang bị đè nặng tại biên giới, Nhật Bản thì đang đau khổ gồng mình tại các khu căn cứ trong rừng sâu.

Sở dĩ phải đến gần hai tháng Nam Minh mới có thể xuất quân vì họ phải thay đổi rất nhiều khí tài quân sự.

Thứ nhất là về pháo trên các Chiến Hạm đều la loại đại bác nòng khoan 100%, gồm hai loại đại bác 150mm và 100mm, sở dĩ thay hết bằng pháo nhỏ vì đạn xuyên giáp và đạn nổ lõm được sản xuất hàng loạt rồi. Đạn nồ lõm là loại đạn mà hạt nổ lắm ở đáy của viên đạn. Có rất nhiều kiểu kích hoạt hạt nổ này như dùng tín hiệu điện, quán tính chênh lệch v,v... nhưng vì công nghệ không đủ nên Nguyên Hãn cho thử nghiệm kiểu rất thiểu năng lag cơ học. Một thanh kim loại được kéo dài từ phía đầu của đạn nối nến vị trí hạn nổ khi có va chạm thì thanh kim loại này theo trục mà va chạm vào hạt nổ gây điểm hỏa. Và thực tế chứng minh là được. Ngoài ra còn một cơ chế là dây cháy chậm thế nên đảm bảo không thể có viên đạn nào loại này rơi vào tay địch. Loại đạn này thành hai bên của đầu đạn chắc chắn, không bị vỡ ngay khi thốc nổ bị kích hoạt giúp cho thuốc nổ phóng thẳng về phía trước gây nên sự tập trung năng lượng về một phía. Ngoài ra bên trong đầu đạn còn chứa các lá thép hình nón nó sẽ có tác dụng như một mũi khoan khi đạn nổ mà khoan về phía trước sức công phá của nó đối với công sự bằng bê tông là tuyệt đối. Nếu so sánh với một quả đạn 280mm 28kg thuốc nổ thì nó có vẻ yếu ớt chỉ với 15kg thuốc nổ thế nhưng 28kg thuốc nổ của đạn nổ bề mặt là sức công phá lan tám hướng còn sức công phá của 15kg thuốc nổ đạn lõm là đơn hướng cộng thêm lá khoan thép thì sức công phá của nó phải lên tới gấp 6 lần đạn 280mm của Dương lăng nếu chỉ nói riêng về một hướng tấm công.

Ngoài ra còn loại đạn xuyên giáp AP. Cũng có cấu tạo khá tương tự nhưng đầu dạn được bọc thép cứng hơn nhiều, và điểm hỏa phía sau được làm chậm đi một chút làm sao cho đạn cắm ngập vào thiết giáp mới nổ và tống thuốc nổ đơn hướng về phía trước.

Tất nhiên đạn nổ bề mặt công phá đa hướng và đạn cháy, đạn khói vẫn được dùng để tấn công bộ binh và buồm của chiến Hạm Đối phương.

Còn về bộ binh thì tất cả một vạn quân thuần một màu súng nòng khoan NTL 10mm côn hộp tầm xa 1500m và NTL 11mm KN ( nòng kín, bắn từng viên) tầm xa 2300m. Lần này đi theo bộ binh không hề có pháo thủ mà thay vào đó là hai trung đoàn súng cối với 1000 khẩu súng cối thực sự chứ không phải máy ném lựu đạn bằng lò xo. Đạn cối 81mm đường kính hình giọt nước dài 300mm đuôi có cánh sắt để tạo cân bằng giúp đầu đạn tiếp cận mục tiêu. Đạn cối cũng có kiểu nổ lõm và nổ bề mặt, vì khá dài nên nó có thể chứa 15kg thuốc nổ, hoàn toàn xó thể công phá công sự quân nếu dùng đạn nổ lõm. Súng cối nòng trơn chỉ nặng 6,5kg dài 1200mm có giá chống chân và thước ngắm chỉnh góc. Với trọng lượng này chỉ cần 2 binh sĩ là có thể vận hành pháo cối.

Loại súng cối này là đạn được thả xuống từ phía trước nòng khi rơi cuống thì kim hỏa va chạm gây nổ ở phần đuôi đạn giúp đạn có thể phóng ra theo quỹ tích cầu âu tấn công địch nhân. Tầm xa của nó có thể lên tới 2300m đến 2500m với góc bắn 30 độ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.