Ngân Hồ

Chương 13: Q.1 - Chương 13: Quán nhỏ.




Thành môn của Đông Kinh bắt đầu mở cửa vào giờ mão, đón thương nhân, lữ khách, nông hộ ra vào như mắc cửi.

Còn Tây Thủy môn một khi mở cửa thì gần trăm chiếc thuyền hàng tối qua cập bờ nối nhau xếp hàng chờ bốc dỡ, thế là tiếng là tức thời tiếng người tiếng xe ngựa ồn ào huyên náo cả một góc thành.

Hàng hóa đặc trưng nhất của Tây Thủy môn là các loại gia súc, bọn chúng sẽ được đưa tới thảo thị tử cách đó không xa để giết mổ hoặc là tiếp tục bán đi khắp nơi.

Chưa tới gần thảo thị tử đã ngửi thấy mùi tanh hôi đặc trưng của gia súc, mặt đất những thứ nước bẩn mang theo mùi máu chảy lênh láng khắp nơi, người không sống nơi này mà đi qua đều phải nhón chân bịt mũi.

Vì thế Tây Thủy Môn tuy có hơn vạn người sinh sống, là khu vực náo nhiệt tấp nập bậc nhất Đông Kinh nhưng không có mấy người muốn ở, người sống ở đây đa phần là thương nhân và dân nghèo, ai cũng mong kiếm đủ tiền rời đi chỗ khác.

Ở góc xa nhất của thảo thị tử có một cái quán ăn nhỏ lắp bởi phiên trúc đơn giản, nhưng đồ ăn rất ngon, quán sạch sẽ, nên tuy mở chưa lâu nhưng mà khách khứa luôn đông đúc, tất nhiên không thể không kể tới lão bản nương xinh đẹp duyên dáng, nàng không chua ngoa bỗ bã như những nữ nhân bán hàng, không rụt rè lóng ngóng như đám tiểu cô nương, tự nhiên khoáng đạt mà không lả lơi tùy tiện, nàng chính là chiêu bài sống của quán nhỏ khiến sinh ý của nó mỗi lúc một thuận lợi.

Mùa xuân năm Cảnh Hựu đầu tiên, Vương Nhu Hoa bắt đầu bán bánh canh trong thành Đông Kinh, bánh canh thêm nước dùng mười đồng một bát, bánh canh khô ba mươi đồng một bát.

Giá mặc dù đắt một chút, nhưng vì nhiều bánh, nhiều mỡ, hiếm có nhất là còn thêm một miếng thịt mỡ béo ngậy, làm người ăn vào là khó quên.

Chẳng rõ thịt nhà họ nấu thế nào, chưa nói cho vào miệng là tan, lại còn không có mùi hôi của thịt lợn, thứ rẻ tiền nấu thành vị quý giá, trong thời gian ngắn tuy chưa nói là nổi tiếng khắp thành, nhưng những hán tử làm nghề khuân vác ở Tây môn sau khi xong việc đều tới làm một bát bánh canh no nê rồi mới về nhà.

Dương Hoài Ngọc không thèm tới Hiệu bánh canh Thất ca ăn.

Một cái lán dùng phên trúc bắc lên mà cũng gọi là cửa hiệu à? Đồ cho chó ăn của Dương gia còn ngon hơn cái thứ bánh canh đó.

- Bánh canh nhà ta là tổ truyền!

Vương Nhu Hoa nói như thế.

Bất kể là ai tới nghe ngóng bí quyết nàng đều chỉ trả lời duy nhất một câu.

Rốt cuộc Dương Hoài Ngọc bị huynh đệ ở công trường kéo tới Hiệu bánh canh Thất ca.

Từ sau cái đêm tuyết bắn chết tên ma men Lưu A Thất, hắn bị Khai Phong phủ phán tội sát nhân, vì chức trách của hắn nên miễn được vận mệnh tới mùa thu chặt đầu, nhưng chức vị hoàng thành sứ không cánh mà bay.

Do không muốn bị đầy tới nhà lao Thương Châu, cũng không muốn bị khắc chữ lên mặt, Dương Hoài Ngọc quyết đoán lựa chọn vào tặc phối quân phục dịch ở Thủy Tây Môn.

Trong mơ hắn vô số lần chửi rủa tên Lưu A Thất khốn kiếp kia, vì sao không đi về phía tường thành thêm một bước nữa, trong vòng mười bước mình giết người chỉ có công chứ không bị coi là xem mạng người như cỏ rác, tên Lưu A Thất đó chết ở chỗ cách hoàng thành đúng mười một bước.

- Thiết Vương thị, bọn ta tới rồi, mau mau cho sáu bát, khô nhé, nhiều nước sốt vào.

Hỏa đầu Trần Thạch vào quán, nhìn thấy Vương Nhu Hoa đang khom lưng đứng ở bên bếp, nàng mặc chiếc váy xanh lớp áo vải ở cánh tay sờn, đeo tạp dề ngả màu, đầu buộc chiếc khăn trắng, cần cổ thanh mảnh, da dẻ mịn màng, chỉ nhìn ở mặt bên đã xinh đẹp tao nhã mê người, ngay cả giọt mồ hôi vương trên tóc mai nàng cũng khiến người ta ngây ngất.

Lớn tiếng chào Vương Nhu Hoa một tiếng chỉ để được nhìn thấy nàng quay sang mỉm cười với mình, sau đó kiếm một cái bàn trống bố trí Dương Hoài Ngọc, nhiệt tình giới thiệu:

- Ngọc Ca Nhi chớ xem thường cái quán sơ sài này, bà nương ở đây làm bánh canh không vớ vẩn đâu, Lão Trần ăn bánh canh bao năm, quán này là số một, ngày nào cũng tới ăn đấy.

Dương Hoài Ngọc lạnh lùng nhìn Vương Nhu Hoa, lòng chỉ có sự khó chịu:

- Ăn rồi mới biết, bát của ta cho nhiều hành tỏi, không cho rau xanh.

Vương Nhu Hoa có chút nghi hoặc, nàng cảm giác cái tên ngồi ở giữa kia hình như đã gặp rồi, nhưng không nhớ ra gặp ở đâu, nhưng nàng mau chóng bỏ ra sau đầu, thời gian qua người tới ăn nhiều lắm, làm sao nhớ nổi.

Nàng không nhớ nhưng có người nhớ, Thiết Tâm Nguyên chân buộc dây thừng nhìn thấy Dương Hoài Ngọc thì nhận ra ngay, tên này bỏ giáp, không cưỡi ngựa cũng chẳng được hùng tráng như cái đêm hôm đó, trong lòng mừng lắm, ông trời ơi, cuối cùng cũng có cơ hội cho nấm độc vào bát hắn rồi ...

Y chẳng hề lo người ta sẽ hoài nghi cái quán nhỏ nhà mình, đã thí nghiệm rồi, gà ăn vào thì một tuần hương là phát tác, cùng lượng đó cho người ăn, thời gian phát tác chắc là hai canh giờ sau.

Hai canh giờ sau ai hoài nghi do ăn thức ăn trong quán nhỏ khiến hắn nổi điên?

Nấm có tác dụng làm dậy mùi, Thiết Tâm Nguyên cười gằn chập chững đi về bếp, y đảm bảo bát mỳ Dương Hoài Ngọc ăn ngon hơn của bất kỳ người nào khác.

Mẹ đang rưới nước sốt vào bát, năm cái bát của người khá ở trước mặt, còn bát của Dương Hoài Ngọc bị che mất, đúng lúc để hạ độc.

“Oạch!”, Thiết Tâm Nguyên ngã xuống đất, bột nấm trong tay rơi vung vãi ... sợi dây thừng buộc ở chân đã bị kéo căng hết mức ..

Một bước, chỉ thiếu một bước nữa thôi.

Vương Nhu Hoa thấy nhi tử bị ngã vội vàng bế lên, thấy tay con dính đầy bột, liền cho vào chậu rửa, sau đó đặt nhi tử vào cái thùng gỗ lót chăn, thuận tay buộc dây thừng ngắn thêm chút nữa, tránh nhi tử chạy tới bên bếp, rất nguy hiểm.

Thiết Tâm Nguyên hậm hực chống cằm nhìn nhìn Dương Hoài Ngọc ăn ngấu ăn nghiến chẳng khác gì lợn, ăn xong ném bát lên bàn, còn rất mất lịch sự bỏ lại một câu:

- Bình thường thôi.

Sau đó bỏ lại nắm tiền đồng được đám Trần Thạch xúm quanh nghênh ngang rời đi.

Mặt trời còn chưa lặn mà Vương Nhu Hoa đã bán hết bánh, tiếc rẻ nói với khác vẫn kéo đến:

- Ngày mai hiệu sẽ chuẩn bị nhiều hơn, hôm nay xin lỗi các vị.

Khách làu bàu bỏ đi, Vương Nhu Hoa cũng cho bếp nồi lên xe đẩy, cõng nhi tử sau lưng, hai mẹ con theo dòng người nhốn nháo trở về nhà.

Từ xa đã nhìn thấy một cái cây vươn lên giữa bãi đất trống, cuối xuân tháng ba, cây lê Vương Nhu Hoa trồng ở trước cửa kiên cường mọc ra lá non, sau đó liên tục trổ cành ra lá, vài năm nữa thôi Thiết Tâm Nguyên chắc chắn có lê để ăn rồi.

Tiểu hồ ly như chó con ngồi đợi ở cửa, thấy mẹ con Vương Nhu Hoa về thì hưng phấn dựng cả đuôi lên, tuy nhảy lên nhảy xuống nhưng nó không rời tường thành quá mười bước.

Xe tới trước nhà Vương Nhu Hoa không có tâm tình đi tháo đồ xuống, chào mấy thị vệ rồi vội vội vàng vàng ôm túi tiền chạy vào nhà, mỗi ngày đếm thu hoạch trong ngày là chuyện cao hứng nhất của nàng.

Mẹ bận đếm tiền, tiểu hồ ly nhảy lên vai Thiết Tâm Nguyên không ngừng lấy lưỡi liếm, bực mình đẩy nó sang một bên, con khốn này hôm nay mồm toàn mùi dê nướng, bên trong còn cho nhiều gia vị.

Gia vị ở Đại Tống đắt lắm, đắt đến độ người bình thường không thể ăn nổi, bất kể là hạt tiêu hay hồi, nghe nói chỉ có ở hải ngoại xa xôi mới có, Đại Tống không tìm thấy, nên những đội lạc đà hay đội thuyền mang gia vị tới Đại Tống, gia vị có giá trị ngang với tiền.

Vương Nhu Hoa không mua nổi nhiều gia vị như thế, mỗi thứ chỉ mua được một ít về thí nghiệm, còn thì tiểu hồ ly xung phong vào hoàng cung “xin” ...

Nàng không hiểu nước canh bình thường của mình vì sao nấu ra vị thịt ngon như thế, nàng theo thói quen cho rằng Thất ca phù hộ.

Đếm xong tiền Vương Nhu Hoa mới thấy mệt mỏi rã rời, nàng cắn răng chuyển công cụ kiếm tiền về nhà, rửa sạch sẽ rồi múc bát cháo trên bếp, xé bánh hấp vào cho nhi tử ăn, còn mình vừa đặt lưng xuống giường ngủ luôn.

Tây Thủy Môn là chốn ngưu quỷ xà thần tụ tập, liên tục nổ ra những vụ xô xát của những bang phái tranh giành địa bàn, quan phủ nhắm mắt làm ngơ đã là may phúc rồi, như cái quán nhỏ Thiết gia, một đám tiểu lại bộ khoái thường xuyên tới ăn nợ tiền không trả, cái quán nhỏ duy trì tới nay nhờ công món ăn chỉ là phần nào, chủ yếu nhờ sự khéo léo của Vương Nhu Hoa, nàng một mình nuôi con thực sự không hề dễ dàng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.