Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 40: Chương 40: Kế hoạch 5 năm (2)




.

Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 40: Kế hoạch 5 năm (2)

Sau khi bàn bạc những kế hoạch nhằm củng cố nội lực, tất cả bắt đầu thảo luận việc quan trọng thứ hai: kế hoạch đối phó với bên ngoài.

- Ta đánh mất huyện Hồng! – Nguyễn Văn Phi nói

- Điều ấy ai cũng biết, mấy ông nói thẳng chuyện chính đi!- Các chỉ huy ồ lên.

- Ta mất huyện Hồng, đồng thời cũng mất luôn hơn một vạn lính đã qua đào tạo ở đó. Điều này làm quân ta ảnh hưởng nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, ta mất hơn 1 vạn lính, tức là một phần ba quân thường trực. Hoàng Mạnh Hưng cắt lời các chỉ huy khác. Và lời ông nói khiến họ thấy lo: mất đi một lượng lính lớn như thế tức là họ sẽ mất khả năng chống lại các cuộc tấn công của quân đội triều đình. Hồng Bàng đang ở thế yếu.

- Ta có thể mộ thêm lính và tăng cường huấn luyện!- Xủ Lu tỏ ra không quan tâm

- Tôi cho là sẽ rất không hay nếu ta làm thế, vì việc đào tạo lại là tốn kém, quân mới chưa có được khả năng như quân đã qua đào tạo.- Hoàng Văn Tâm lắc đầu phản bác ý kiến của vị chỉ huy người Thượng thiện chiến.

- Ta mất huyện Hồng, mất cảng Phù Na, địch đang cho xây hàng chục chốt chặn, ngăn không cho thương nhân lên đây buôn bán, cản không cho ta đi xuống miền xuôi, cô lập quân ta với dân miền xuôi. Điều đó làm ta mất nguồn mộ lính lớn.

- Dân thượng còn rất đông, ta vẫn có thể bắt lính từ trên này.- Đinh Võ- lúc này đã là chỉ huy một trung đội- được phép dự họp lên tiếng.

- Dân thượng vốn là chủ đất này, ta lên đây khai hoang lập quốc, họ bấy lâu nay theo ta, chỉ là bởi ta cho họ cuộc sống tốt hơn lúc trước, nếu ta bắt lính gắt gao, phu dịch nặng nề, sưu cao thuế nằn khiến họ phải chịu khổ cực, liệu họ có ủng hộ ta nữa hay không? Ta đã mất vùng đất bên dưới chỉ có nơi đây để dựa vào.- Nguyễn Văn Phi vội chặn họng ông chỉ huy mới lên lon kia. Ngồi ở đây có biết bao nhiêu chỉ huy có gốc gác miền thượng, nói ra bô bô như thế khác gì chọc vào họ.

- Vậy ta có thể dùng đám tù binh kia chứ?

- Cậu có dám trang bị vũ khí cho những kẻ đó không? Chúng nó mà có vũ khí thì loạn càng thêm loạn. Hơn nữa ta vừa bàn là cho những kẻ đó trở thành công nhân, ta đâu thể phá hủy kế hoạch đã bàn trước.

- Vậy việc đánh xuống huyện Hồng là bắt buộc?- Các chỉ huy nhìn nhau, bắt đầu nghiên người thì thầm, bàn bạc với nhau.

- Đúng là ta cần huyện Hồng, nhưng muốn đánh xuống thì thật sự bất khả thi. Như đã nói rồi, ta đang thiếu quân. Sĩ khí lại kém sau trận thua ở sông Thâu, nên muốn xuất quân là khó. Hơn nữa vì cứu nạn đói, lương thực mà ta tích trữ lâu nay đã bắt đầu cạn. Bây giờ miễn cưỡng nuôi dân trên đây thì được, đánh trận tiêu hao thì tuyệt đối không được.

- Vậy là ta nhất định phải sớm dành lại huyện Hồng và mạn nam Châu Nam Bình, mà lại không thể động binh.- Các chỉ huy nhìn nhau. Đây là đánh đố họ.

- Ta có thể dùng chiến tranh nuôi chiến tranh, tấn công các kho lương, kho binh khí,…

- Như thế là quân ta sẽ trở thành kẻ mà quân triều đình tập trung càn quét. Ta không thể chịu được các trận truy quét quy mô lớn.

- Đúng thế, ta có thể yên tâm rút lui là nhờ đã nhả ra cho chúng những lợi ích cực kỳ to lớn, và bây giờ quân địch đang mải tiêu hóa đống lợi ích đó.

- Thế còn việc phân nhỏ quân ta ra, chiếm lấy những ngọn núi hiểm trở, như đám phỉ ở động Thạch Hổ ngày trước….

- Đánh du kích sẽ không đạt hiệu quả gì hết! Nền tảng cơ bản của việc đánh du kích ta là phải có khả năng cơ động và nơi trú ẩn. Khả năng cơ động chưa vội nói, còn nơi trú ẩn, ở vùng đồng bằng như thế là ta phải dựa vào dân rồi. Bọn quân triều đình chỉ cần khoanh vùng những chỗ ta thường xuyên hoạt động, rồi cho lính tuần tra gắt gao, hễ dân ở đâu hỗ trợ ta, chúng cho chém đầu thị chúng, chẳng mấy mà dân sẽ sợ mà không dám ủng hộ ta, không che chở ta, ta thua.

- Vậy tổng kết lại chúng ta hầu như không có phương án khả thi nào sao!

- Đơn giản vì địch đông ta ít, hậu phương của chúng lớn, hậu phương của ta nhỏ. Hễ càng đánh, hai bên tất nhiên càng chịu nhiều thiệt hại, hậu phương chúng lớn chúng chịu được lâu hơn ta, thế là chúng thắng. Nhưng không đánh trận, ta không thể mở rộng thêm vùng ảnh hưởng, có hậu phương vững chãi, thì địch mạnh lên mà ta vẫn dậm chân tại chỗ, thế là tất nhiên ta sẽ yếu đi.

- Thực ra cũng không phải là chúng hoàn toàn áp đảo chúng ta. Bọn chúng đông hơn ta, kiểm soát được nhiều đất đai, dân cư hơn, tất nhiên điều đó khiến chúng nó mạnh hơn, nhưng nó cũng buộc chúng phải phân tán rất nhiều quân lực. Nếu bằng cách nào đó quân ta buộc chúng phải phân tán, không thể tập trung lực lượng, trong khi đó ta lần lượt chiếm tứng phần nhỏ…

- Nếu ông thì ông có cho việc đó xảy ra không? Một khi ta lấn được dù chỉ một tấc đất, chúng nó sẽ cho quân tới đánh ta ngay.

- Đúng vậy, quân chúng một mặt đã xây dựng lực lượng quân sự tại chỗ, kiểm soát tốt huyện Hồng, một mặt tăng cường quân đội, chuẩn bị bao vây tiêu diệt ta. Có lẽ trong chưa đầy 2 năm tới, mọi thứ chúng ta lo sẽ là hiện thực.

- Hai năm sao! Ta cần ít nhất 5 năm để củng cố lại sức mạnh.

- Có thể giảng hòa không?

- Khó. Chúng thậm chí có thể chiếm luôn toàn bộ của cải, tài sản, nhân lực của ta khi thành công, vậy cần chó gì hòa giải và nhận chút ít đồ biếu xén chứ.

- Chủ động tấn công không được! Bị động phòng ngự cũng không xong! Hòa cũng chẳng được, thực quá đau đầu.

- Thực ra ta có thể đồng thời thực hiện cả ba biện pháp, trước tiên ta đánh một trận phủ đầu thật mạnh làm địch hoang mang, sợ thế chó cùng dứt dậu của ta. Hai bên tiến hành hòa đàm, ta sẽ cố kéo dài thời gian hết mức có thể để củng cố khả năng tự vệ...

Chiến lược được đưa ra phần nào đó khá hợp lý, không có ai phản đối gì hết. Mọi người nhanh chóng đi vào bàn bạc chiến thuật. Thứ họ muốn nhắm tới, là các mục tiêu có giá trị: kho binh khí, trại lính, phủ tướng quân,… đều là những nơi dễ thủ khó công. Nhưng khi bàn bạc, hai thứ lợi thế duy nhất họ nói tới, chỉ có yếu tố bất ngờ và sự anh dũng khi xung trận của binh sĩ.

- Ta thấy chúng ta có chút sai ở đây!- Hoàng Anh Kiệt chợt lên tiếng, khiến ai cũng ngạc nhiên.

- Hoàng tướng quân nói thế là sao?

- Chúng ta nói tới chủ động tấn công, mà ta thấy rằng ta đang bị động tấn công. Ta phải đánh vào vùng chúng đang kiểm soát, có công trình phòng thủ được xây dựng kĩ, nơi binh sĩ chúng có chỗ đóng quân, trạm canh,… Ta đánh vào chỗ bất lợi như thế, mà các ông cũng dám nói là các ông có chủ động chuẩn bị.

- Nhưng chỉ có đánh vào nơi đó, mới khiến chúng phải đi phòng ngự.

- Sai! Ta hỏi các ông một câu, các ông có dám cho đóng quân ở một tòa thành mà toàn bộ các vùng xung quanh đã bị địch kiểm soát hết không?

- Không?- Tuy hơi ngơ ngác, nhưng các chỉ huy cuối cùng đều trả lời.

- Ta cũng sẽ làm như thế. Ta sẽ không đánh vào những chỗ các ông vừa bàn, thay vào đó là những ngôi làng ở vùng ven. Ta sẽ đưa cán bộ ta vào đó, ba cùng (cùng ăn, cùng ở và cùng lao động) với dân ở đó, các ông hãy chọn những binh sĩ ưu tú và lập khóa đào tạo cấp tốc về nông nghiệp, thủy lợi, y tế,… Ta cần dân vùng biên ủng hộ và xây dựng những ổ đề kháng, các căn cứ địa ở nông thôn.

- Nhưng dù vậy, một khi chúng tổ chức truy quét quy mô lớn, tất nhiên là…

- Ta sẽ không để việc đó diễn ra, ta sẽ ép chúng tập trung vào ta trước.

- Nhưng như thế thì đám kia còn có tác dụng gì?

- Họ là lực lượng sẽ chia lửa cho ta, nhưng chưa phải lúc này. Nhiệm vụ lúc này của họ là phải có được lòng tin của người dân qua việc giúp họ làm ăn, chữa bệnh,… Đối tượng ta cần nhắm vào là những người từng theo ta trong cuộc chiến với Chiêm Thành, dân nghèo, dân phu bị buộc phải vào đây đi phục dịch, …

- Ta chọn các chỉ huy từ cấp nào?

- Đừng chọn chỉ huy, chọn lính trơn. Thăng họ lên cấp chỉ huy đi.

- Nhưng thế thì họ đâu có kĩ năng gì chứ.

- Ta cho họ đi rèn luyện thực tế luôn. Còn các chỉ huy cũ, ta cần họ để chuẩn bị cho việc đón đánh kẻ địch. Thứ nhất, việc chúng đánh lên đây sẽ là sớm hay muộn, việc ta phải đánh với chúng cũng là điều chắc chắn phải xảy ra, vậy sao không chuẩn bị thật tốt, đánh cho chúng phải co vòi lại. Thứ hai, các chỉ huy vừa được cho xuống kia, nếu chẳng may họ thất bại và bị bắt, quân ta sẽ không mất quá nhiều. Trái lại, thành công thì họ sẽ được rèn luyện thực tế cực tốt.

- Tổng Chỉ Huy nói rất nhiều ý kiến hay. Nhưng nói thật có vấn đề rất khó khăn, liệu ta phân tán lực lượng ra thì vẫn rất nguy hiểm. Chúng ta làm sao có thể khiến những cơ sở vừa xây dựng làm việc tốt được, người dân hoang mang lo sợ, kẻ địch có tay sai chỉ điểm, những người mà ta dốc lòng đào tạo, sợ rằng như dùng thịt mỡ ném mèo, một đi không trở lại.

- Nói vậy là sai lầm! Người dân là lực lượng ta phải tranh thủ nhất, không thể sợ hãi mà sa lánh họ, nhân dân là gốc của một quốc gia, có dân mới có lính, có thuế, có nguồn lực xây dựng đất nước,… Ngày thứ nhất họ chưa thông tỏ, ta vận động sang ngày thứ hai, ngày thứ hai họ chưa thông, ta vận động ngày thứ ba. Ta phải đi tới cùng, với phương châm thà gặp nhầm còn hơn bỏ sót. Một khi đã có những cơ sở đầu tiên, ta sẽ dùng chiến thuật « vết dầu loang »: những ngôi làng nhỏ mà ta kiểm soát là những điểm dầu ta nhỏ vào, sẽ làm rộng ra, người dân sẽ nói chuyện, sẽ vận động nhau đầu quân cho ta khi biết những gì ta định làm.

- Vậy còn các đợt càn quét, nội gián, sát thủ, bình định đến từ quân triều đình, chúng sẽ dập tắt ta ngay bằng lực lượng áp đảo!

- Rất rõ ràng, như đã nói trước, ta cần chọn mục tiêu là những nơi mà các vấn đề trên ít được để ý: những người từng theo ta trong cuộc chiến với Chiêm Thành, dân nghèo và dân phu vừa bị bắt. Đây là những nơi hỗn loạn, lợi ta cho nhiều hơn là địch, nếu chúng muốn kiểm soát lại sẽ tốn nhiều sức, mà ta muốn quấy chúng ở đấy thì lại đơn giản. Bằng cách đó, ta sẽ có lợi thế và phân tán chúng ra. Chúng phân ra thì sẽ yếu đi, hễ chúng muốn tập trung ở bên trái, thì bên phải yếu mỏng, chúng tập trung ở tiền phương, thì hậu phương yếu mỏng, hễ chúng tản ra khắp nơi, thì khắp nơi yếu mỏng.

Tất cả các chỉ huy, phó chỉ huy, mưu sĩ và cả các nhân viên chính phủ nhìn nhau trong 5 giây. Rồi họ bắt đầu các cuộc thảo luận nhanh. Toàn bộ phòng họp như bùng nổ. Tất cả tranh nhau nói họ thảo luận, họ bàn bạc về những kế hoạch cần để thực hiện chiến lược mà Tổng Chỉ Huy Hoàng Anh Kiệt đưa ra.

Ba lão thợ da hơn một ông Gia Cát, một bản kế hoạch chi tiết đã được đưa ra.

Thứ nhất, chia nhỏ quân đội thành các cấp đại đội đóng giữ ở nơi hiểm yếu, có liên lạc với nhau để phòng vệ chắc chắn vùng tự do. Các lực lượng tuy không đông, nhưng thông thạo địa bàn, có kỹ năng chiến đấu tốt, có trang bị tốt, thông tin liên lạc, công sự chắc chắn,…

Thứ hai, tiến hành bổ túc cấp tốc các kiến thức màvề nông nghiệp, thủy lợi, vận động nhân dân,…cho một số binh sĩ có nhiệt huyết, lòng cầu tiến đi thực hiện nhiệm vụ xây dựng các làng kháng chiến ở vùng ven. Đồng thời tăng cường liên lạc với những người từng đi lính cho họ khi còn cùng nhau chống quân Chiêm Thành, xây dựng lại lực lượng từ những người này sẽ nhanh hơn.

Thứ ba, dùng sức ảnh hưởng của họ Bùi, tiến hành xây dựng các bệnh viện, nhà hàng, vận tải, giải trí… để kiếm thêm tiền, xây dựng thêm hệ thống mật thám, nội gián… Đồng thời, cũng phải tăng cường tiếp xúc với những thương nhân, địa chủ, cường hào, trí thức,… có thế và lực, đủ khả năng giúp họ.

Thứ tư, tiến hành tiếp xúc với những băng nhóm cướp, hoặc thu phục, hoặc mua chuộc để cùng họ chiến tranh phá hoại không cho quân địch có thời gian tụ lực đánh lên miền ngược. Còn bọn nào ngoan cố, hoặc bắt tay với triều đình để tấn công họ, sẽ dùng lực lượng mạnh tiêu diệt thẳng thừng, …

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.