Đế Chế Đại Việt

Chương 228: Chương 228: Giải cứu




Hi sinh chiến đấu vì vương quốc, vì bộ tộc, bị địch bắt, cố gắng trốn thoát trở về liền nghe tin cha bị bứt tử, bản thân liền bị nhốt sáng hôm sau đem ra chém đầu, Thiết Hùng cảm thấy nhân sinh của mình bị đảo lộn hoàn toàn.

Ngân Hổ nhìn thiếu chủ nhà mình cũng không đành lòng nói.

- Thuộc hạ cũng không rõ ràng. Hôm đó chúng thuộc hạ hộ tống gia chủ trở về đến doanh trại, gia chủ liền bị gọi vào soái trướng. Lát sau các huynh đệ thân binh liền bị tên Lang Cư dẫn người đến giết sạch, chỉ có hai chúng ta may mắn đi ra ngoài mới thoát chết. Lang Cư cũng chỉ nghĩ chúng ta chết ở bên kia sông nên cũng không có tìm kiếm truy sát, đến sáng liền có thông báo Thiết Hán Cơ trị tội gia chủ lãnh binh bất lực nên đã chém đầu, Lang Cư thay thế chức vụ của gia chủ.

Quả thế, Thiết Hùng nhắm đôi mắt, quả nhiên là thế, cha hắn chính là bị Thiết Hán Cơ và Lang Cư bứt hại, biến làm dê thế tội. Thiết Hùng cười thảm.

- Không ngờ họ Thiết ta đối với bộ tộc phấn đấu quên mình cuối cùng lại rơi vào cảnh này.

Tham Lang nhìn ra phía bên ngoài gấp gáp nói.

- Thiếu chủ, thù này ắt phải báo, nhưng đây không phải là chỗ nói chuyện, chúng ta mau rút đi.

Thiết Hùng cũng rõ ràng tình hình hiện tại, cũng thu thập lại tâm tình, cầm lấy một thanh loan đao theo Ngân Hổ và Tham Lang chạy ra ngoài. Thế nhưng không may cho bọn hắn chính là ba người vừa rời đi Lang Cư liền đi đến nơi giam giữ Thiết Hùng, hắn không yên tâm để Thiết Hùng còn sống cho đến trời sáng, trước giờ hắn chưa bao giờ để cho địch nhân sống sót thêm phút giây nào, Thiết Bảo cũng như vậy, chỉ cần Thiết Hán Cơ vừa dứt lời hắn liền ra tay trảm thủ, không có Thiết Bảo một cơ hội nào để cầu xin. Nhìn thấy hai tên lính gác nằm trong vũng máu Lang Cư lập tức sầm mặt lại, quả nhiên dự cảm của hắn không hề sai chút nào. Lang Cư quát lớn.

- Báo động, nghịch tặc chạy thoát, mau tìm chúng cho ta.

Cả doanh trại lập tức giới nghiêm, binh lính của Lang Cư nháo nhào lên để truy tìm Thiết Hùng. Ba người lúc này đang nấp trong một doanh trướng thầm mắng Lang Cư thật xảo quyệt. Doanh trại bị giới nghiêm, lùng sục như vậy bọn hắn sớm muộn gì cũng sẽ bị lộ ra. Thiết Hùng nói.

- Bây giờ chỉ còn cách đoạt lấy ngựa chạy ra ngoài.

Ngân Hổ và Tham Lang đều là những thuộc hạ trung thành lập tức ủng hộ quyết định của Thiết Hùng, cả ba lặng lẽ di chuyển đến chuồng ngựa cách đó không xa, không một tiếng động hạ gục lính canh. Mỗi người đều chọn lấy một con ngựa, Thiết Hùng ra lệnh.

- Tham Lang, ngươi đi trước mở ra cự mã, chúng ta cùng lao ra ngoài.

Tham Lang vâng lệnh lập tức lao đến cự mã hạ gục hai tên lính canh nhanh gọn không hề phát ra tiếng động nào. Xong việc Tham Lang vận sức đẩy ra cự mã.

Phập.

- Tham Lang.

Thiết Hùng hô lên, một mũi tên găm thẳng vào lưng Tham Lang, lực mũi tên mạnh đến nổi chỉ còn nửa thân mũi tên ló ra, dư lực còn đẩy người Tham Lang nhào đến phía trước. Từ trong bóng tối Lang Cư dẫn theo một tiểu đội binh sĩ chạy đến, trên tay vẫn còn cầm thanh cung, dây cung vẫn còn đang rung động.

- Xông lên, bắt lấy nghịch tặc.

- Thiếu chủ, đi mau.

Tham Lang bật dậy quát lớn, cự mã đã bị hắn đẩy ra một khe nhỏ. Lang Cư lập tức bắn thêm một mũi tên, Tham Lang xoay người che đi chỗ yếu hại, đầu mũi tên ghim thẳng vào vai hắn, Tham Lang lại gầm lên một tiếng đẩy cự mã ra thêm một đoạn nữa. Ngân Hổ lúc này cũng gấp gáp nói.

- Thiếu chủ, đi mau.

Nói rồi lập tức đánh mạnh vào mông chiến mã, con ngựa bị đau lập tức hi lên một tiếng chở theo Thiết Hùng phóng ra ngoài, Ngân Hổ phóng theo phía sau, binh sĩ Tây Gốt nhào đến lập tức bị một thân hình to lớn cản lại, Tham Lang dùng chính thân thể của mình ngăn trở lấy truy binh.

Thiết Hùng quay đầu lại, lúc này Tham Lang đã ngã gục xuống, Lang Cư một đao chém bay đầu hắn, một giọt lệ từ khóe mắt chảy xuống, Thiết Hùng nghiến chặt răng.

- Huynh đệ, ta sẽ báo thù cho ngươi.

====================Ta là dãy phân cách===============

Bên trong đại bản doanh quân Đại Việt tại núi Diệu Linh Trần Quốc Tuấn vẫn chưa hề nghỉ ngơi, tuy trận chiến đêm qua đã có những báo cáo sơ bộ nhưng Trần Quốc Tuấn vẫn lệnh cho bên dưới lập tức thống kê những báo cáo cụ thể để nộp lên, Lý Đạo Tái lúc này cũng trở thành phụ tá, làm việc suốt đêm cùng với chủ soái của mình. Lý Đạo Tái cầm một tờ đơn dài từ trên bàn xuống đến dưới mặt đất nói.

- Thượng tướng quân, đêm qua chúng thiệt hại về về quân khí rất nhiều, hiện tại vũ khí, quân nhu chỉ còn đủ dùng trong hai ba trận chiến nữa, cần phải hướng về triều đình xin chi viện.

Bởi tình hình cứu viện gấp gáp, đại quân không thể mang theo quá nhiều vật tư, chỉ có thể ưu tiên nhất chính là vũ khí, đạn dược, lương thực số lượng cũng không được nhiều lắm. Lý Đạo Tái nói tiếp.

- Trận chiến đêm qua pháo binh báo cáo 2 ổ M102 báo hỏng, cần phải sửa chưa, 1 môn pháo P3 cũng triệt để hỏng, bảy mươi hai khẩu dã pháo không thể tiếp tục sử dụng, hơn một trăm khẩu súng cũng bị hư hại, hơn nữa còn có báo cáo bị mất mác vũ khí, xem chừng đã rơi vào tay quân địch.

Sau mỗi trận chiến quân Đại Việt đều tiến hành thu về những vũ khí trên chiến trường đặc biệt là hỏa khí, mỗi khẩu súng xuất xưởng đều được đánh số, giao về đơn vị cũng được ghi chém lại, do đó rất dễ dàng để thống kê. Việc để súng rơi vào tay quân địch theo Trần Quốc Tuấn cũng chỉ là việc sớm muộn, bởi theo đà chiến tranh mở rộng việc thất thoát, mất vũ khí là không thể tránh khỏi, bệ hạ cũng đã sớm dự liệu đến. Trần Quốc Tuấn nghe Trần Thủ Độ nói rằng bệ hạ đang muốn sau chiến tranh sẽ sản xuất vũ khí để xuất khẩu. Như lời bệ hạ nói, chỉ có mở rộng sản xuất thì giá thành vũ khí mới có thể hạ xuống. Điều Trần Quốc Tuấn lo lắng bấy giờ chính là tốc độ hư hại và tiêu hao của hỏa khí quá lớn, nếu trận chiến kéo dài, chỉ sợ Đại Việt cũng không kham nổi, đến lúc đó cuộc chiến sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Trần Quốc Tuấn nói.

- Ngươi tính toán một chút, phân phối quân nhu về cho các đơn vị, ta sẽ gửi thư về cho bệ hạ.

Trần Quốc Tuấn chợt nhìn về phía Nam, hi vọng kế hoạch sẽ thành công đi.

=================Lại là đường phân cách====================

Trời đã sáng, bên bờ Nam sông cầu một trung đội binh sĩ trên thân mặc Ngư Lân giáp màu đen tuyền, đầu đội mũ hổ bôn, trên mặt mang một chiếc mặt nạ đồng màu đen chỉ để lộ đôi mắt, bên hông một bên mang đao, một bên lại mang một khẩu súng lục, sau lưng lại vác theo một thanh nỏ cùng một khẩu súng kíp. Ngoài ra trên mỗi người còn rất nhiều những trang bị khác nhau. Đây chính là đội quân tinh nhuệ nhất của Đại Việt – Thiên Long vệ.

Từ đêm hôm qua trong khi trận chiến tại sông Cầu vẫn còn đang quyết liệt, đích thân Ngô Tuấn đã dẫn theo tám mươi Thiên Long vệ bơi sang bên kia bờ, vốn Ngô Tuấn định đột kích vào doanh trại Tây Gốt thế nhưng chưa kịp làm gì thì Tây Gốt đã rút quân về. Sợ quân địch phát hiện Ngô Tuấn cũng chỉ đánh rút quân ra xa chờ đợi thời cơ.

Chiến lược của Trần Quốc Tuấn đầu tiên chính là thành lập phòng tuyến cầm chân, tiêu hao sinh lực địch, quân địch đánh lâu không thắng, tiêu hao nhân lực, vật lực sẽ vô cùng chán nản, bước hai chính là đốt cháy lương thực của địch để làm giao động ý chí xâm lược của chúng đồng thời buộc chúng rút quân, lúc này Đại Việt sẽ tung quân truy kích giành thắng lợi quyết định và dạy cho quân giặc một bài học. Trần Quốc Tuấn không phải là một người hiền lành, không phải là một người nhân từ rộng lượng với quân địch, đối với ông một khi kẻ địch xâm phạm quốc gia thì phải trả một cái giá xứng đáng. Nhớ năm xưa ba mươi vạn quân Nguyên sang xâm lược Đại Việt đã đánh bại hai mươi vạn quân Đại Việt tại Vạn Kiếp. Trần Quốc Tuấn quyết định rút quân lại bày kết vườn không nhà trống đánh giắc, sau đó quân Nguyên liên tiếp bị bại trận ở Hàm Tử, Tây Kết liền rút chạy khỏi Đại Việt, Trần Quốc Tuấn vẫn lệnh cho Trần Quốc Toản chặn đường lui của chúng buộc Thoát Hoan phải chạy sang Vạn Kiếp, tại đây Trần Quốc Tuấn xuất lĩnh đại quân dập cho quân Nguyên tơi bời tại chính cái nơi mà bọn chúng đã thắng trận từ bốn tháng trước.

===================++

Tự nhiên viết truyện ngẫm lại thấy đúng là Hưng Đạo vương rất khác biệt theo kiểu đánh giặc thì phải đánh đến tận biên giới, dạy cho chúng một bài học, có thù tất báo, không có chuyện vừa đánh lại vừa đàm. Không chỉ ở kháng Nguyên lần 2, mà đến lần 3 Hưng Đạo vương cũng cho quân truy kích giặc đến tận Lạng Sơn còn phục kích một trận giết quân Nguyên người ngã ngựa đổ. Có thể trong các cuộc kháng chiến vì hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên có những cách xử sự khác nhau, nhưng quả thực rất thích cách đánh của Hưng Đạo vương.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.